Cuốn sách Góc Nhìn Alan: Kinh Tế tổng hợp các bài viết về kinh tế của Tiến sĩ Alan Phan. Các bài viết trong cuốn sách này đã được xuất bản trong một số cuốn sách khác của tác giả (do Thái Hà Books in ấn và phát hành). Tuy nhiên, để giúp độc giả có được cái nhìn tổng quát cũng như tiếp cận liền mạch các bài viết về vấn đề kinh tế của tác giả Alan Phan, đồng thời đây cũng là nguyện ý của tác giả khi còn sống, chúng tôi tập hợp các bài viết thành tập sách Góc Nhìn Alan: Kinh Tế. Chúng tôi mong muốn sự tập hợp này sẽ mang lại nhiều thuận lợi hơn cho độc giả khi tìm hiểu các quan điểm của tác giả Alan Phan.
Tải về ebook Góc Nhìn Alan: Kinh Tế từ bộ Sách Kinh tế tại Trạm Sách
Một vài trích đoạn
Kế hoạch tiếp thị
Một nhà hiền triết Trung Quốc đúc kết: “Muốn thống trị thiên hạ thì hãy phục vụ mọi người”. Phục vụ và đáp ứng được nhu cầu để khách hàng thỏa mãn là một kế hoạch tiếp thị thành công. Đây thực sự là một hành động liên tục, chứ không phải một vài khẩu hiệu khôn ngoan hay một cô người mẫu trẻ đẹp trong một phút quảng cáo trên ti vi.
Trong nền kinh tế quốc gia, người dân là khách hàng, là nhà đầu tư và các quan chức là người bán hàng. Mục tiêu là sự thỏa mãn của “Thượng Đế”. Ngoài việc làm cho túi tiền của dân càng ngày càng phồng to, bộ máy lãnh đạo phải tạo thương hiệu, hay “niềm tin” của khách hàng vào chất lượng dịch vụ của mình. Ít nhất là họ phải tin rằng người bán sẽ giao đúng món hàng, đúng giờ và đúng giá… như lời hứa.
Trong các dịch vụ của chính phủ, quan trọng là công ăn việc làm, an ninh, y tế, giáo dục, môi trường, văn hóa và bảo hiểm xã hội. Ngoài ra, một nhiệm vụ “mềm” nhưng cần thiết là tạo niềm tin vào tương lai cho khách hàng với sự minh bạch, trung thực và sáng tạo.
Các lãnh đạo kinh tế đã đáp ứng được nhu cầu này chưa? Những người dân đang sinh hoạt hàng ngày có “tin” vào những giải pháp đề nghị, những dự án dài hạn, những thực thi luật lệ, những tiêu xài đa dạng của chính phủ? Cụ thể hơn, họ có tin là chính phủ đang làm tất cả để bảo đảm giá trị của đồng tiền Việt Nam, để khả năng thu nhập và mua sắm gia tăng đều đặn, để môi trường sống phù hợp với sức khỏe công cộng, để xã hội bớt bức xúc về tệ nạn văn hóa?
Mục lục Góc Nhìn Alan: Kinh Tế
Năm nguyên lý cho một nền kinh tế thực
Giải pháp “Giấu bụi dưới thảm”
Đầu tư đa ngành là căn bệnh hoang tưởng
Những đầu tư hấp dẫn cho thập kỷ mới
Những câu hỏi cho nền kinh tế Việt Nam
Năm tiên đoán của Alan Phan về kinh tế Việt Nam
Hãy để chúng chết đi
Để ngày mai tươi sáng hơn
Tự tin để vượt bão
Ngành nghề sẽ biến thể sau cơn bão
Chuyện dài tái cấu trúc
Cơ hội đột phá của kinh tế Việt Nam
Một cơ hội đột phá khác của Việt Nam
Kiếm 1 triệu đô la trong 5 năm
Nhìn lại lá bài bất động sản
Ván bài lớn cho bất động sản và lạm phát
Bây giờ có tiền cũng không bỏ vào bất động sản
Vàng: Trận đấu giữa lực mua và bán
Cờ bạc là bác thằng bần
Sàn chứng khoán là sòng bài
cho những con bạc lớn
Giải pháp nào cho việc tiếp cận nguồn vốn?
Có 2 tỷ đồng đầu tư vào đâu?
Lãi suất, lạm phát… và những thứ
“lăng nhăng” khác
Tại sao doanh nghiệp Việt Nam
chưa niêm yết sàn Mỹ?
Niêm yết sàn Mỹ – ra biển lớn trước khi có bão
Cơ hội vươn ra thị trường quốc tế
Những cách mất tiền khi ra biển lớn
Đầu tư FDI và FII tại việt nam
Không có bữa ăn nào miễn phí
Tư bản và dân chủ
Các cuộc chiến sắp xảy ra
Thiếu can đảm, nhiều người bỏ cuộc quá sớm
Kẻ cắp gặp bà già
Việt Nam và Trung Quốc